Bảo hiểm Trung Quốc

Quyết định gần đây của Bắc Kinh nhằm trấn áp hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm Trung Quốc có thể khiến họ đầu tư vào các tài sản rủi ro hơn, và tạo ra một cuộc khủng hoảng thanh khoản trong lĩnh vực [bảo hiểm].

Ủy ban Giám sát Bảo hiểm Trung Quốc (CIRC) đã công bố các quy định mới nghiêm ngặt vào cuối tháng 12 [năm 2016], nhằm kiềm chế ngành bảo hiểm, vốn đã bị tràn ngập tiền mặt. Các quy định mới đang xiết chặt nguồn đầu tư chính và tăng trưởng bằng cách hạ thấp khoản đầu tư được phép vào cổ phiếu (xuống 30%), và cấm các công ty bảo hiểm sử dụng tiền gửi của khách hàng để mua cổ phần với quy mô lớn.

Các quy định được đưa ra sau một giai đoạn tăng trưởng chưa từng có của ngành bảo hiểm Trung Quốc. Từ năm 2012 đến năm 2016, toàn bộ ngành bảo hiểm của Trung Quốc đã tăng trưởng 14,3%, trong đó [lĩnh vực] bảo hiểm phi nhân thọ tăng 16,5% về số lượng tiền đóng bảo hiểm, theo dữ liệu từ [công ty tái bảo hiểm lớn nhất thế giới] Munich Re. Năm ngoái, Trung Quốc vượt qua Nhật Bản để trở thành thị trường bảo hiểm lớn thứ hai trên thế giới, xếp theo phí bảo hiểm.

Theo truyền thống [trên thế giới], các công ty bảo hiểm được coi là ‘những thành lũy an toàn’ bằng việc nắm giữ các tài sản có tính rủi ro thấp như chứng khoán của chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp.

Nhưng [điều đó] không đúng ở Trung Quốc. Nhận thấy cơ hội trong một môi trường lãi suất thấp, các công ty bảo hiểm Trung Quốc đã mở rộng ra ngoài các hoạt động bảo hiểm truyền thống. Họ đã trở thành những tổ chức phát hành lớn nhất các sản phẩm quản lý tài sản, được gọi là bảo hiểm nhân thọ liên kết chung (universal life policies). Với lãi suất cao và kết hợp giữa trái phiếu và bảo hiểm nhân thọ, các sản phẩm này đã trở nên cực kỳ được ưa thích đối với người tiêu dùng, những người không hài lòng với lãi suất tiền gửi ngân hàng khoảng 1%.

Rất nhiều tiền mặt nhưng bị gánh nặng bởi những lời hứa trả lợi tức cao, các công ty bảo hiểm Trung Quốc đã đổ tiền [đầu tư] vào những tài sản không liên quan đến công ty bảo hiểm theo truyền thống. Các công ty [bảo hiểm] này đã nắm giữ các cổ phần lớn trong các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, và mua lại tài sản ở nước ngoài, bao gồm các công ty nước ngoài và bất động sản.

Ví dụ như, [công ty bảo hiểm] Evergrande Life – một công ty con của Tập đoàn phát triển bất động sản Evergrand của Trung Quốc – đã chứng kiến phí bảo hiểm của mình tăng hơn 40 lần trong năm 2016. Họ đã sử dụng số tiền thu được để tích lũy một cổ phần đáng kể trong công ty bất động sản kình địch [là công ty bất động sản lớn nhất Trung Quốc] China Vanke, vào năm ngoái.

Bảo hiểm, như một ngành kinh doanh, đã trở thành lực lượng chính của Trung Quốc trong việc mua lại cổ phần nước ngoài. [Tập đoàn bảo hiểm] Anbang Life đang đi đầu trong việc mua lại như vậy. Họ đã trở thành tiêu đề trên các mặt báo vào năm 2015 khi mua lại khách sạn Waldorf-Astoria ở New York, với gần 2 tỷ USD. Năm 2016, họ đã mua lại [các khách sạn] của [công ty] Strategic Hotels & Resorts từ Tập đoàn Blackstone [của Mỹ] với giá 6,5 tỷ USD. Gần đây, Anbang đã đàm phán để mua hãng bảo hiểm nhân thọ Fidelity & Guaranty Life của Mỹ, với giá 1,6 tỷ USD, một giao dịch đang bị tạm dừng để xem xét theo luật lệ về bảo hiểm tại New York. Toan tính lớn nhất của Anbang là gói thầu trị giá 14 tỷ USD mua lại công ty Starwood Hotels & Resorts Worldwide, đã bị thất bại.

Theo báo cáo của [hãng định mức tín nhiệm] Moody’s Investors Service, các tài sản rủi ro hơn – ví dụ như cổ phiếu – chiếm 49% tài sản của [toàn bộ] ngành bảo hiểm [Trung Quốc] vào cuối tháng 11 năm 2016, tăng 27% so với cuối năm 2013.

Trong báo cáo của Moody’s, nhà phân tích Kelvin Kwok đã viết: “Đặc biệt, các khoản lỗ tiềm tàng ngày càng tăng của ngành [bảo hiểm] đối với các khoản đầu tư vào một cổ phiếu đơn danh (single-name equity), đang làm tăng rủi ro tập trung (concentration risk), và khiến cho tính lợi nhuận và khoản vốn của các công ty bảo hiểm, trở nên nhạy cảm với các động thái của thị trường vốn.


Bài viết cùng chuyên mục

Hotline: 0906682676